Thứ Tư, 25 tháng 3, 2015

Các nhà khoa học Mỹ sáng chế một loại polyme tiêm chống mất máu

Các nhà khoa học Mỹ đã sáng chế thành công một loại polymer có tên gọi là PolySTAT, chất polymer mới này ngăn chặn mất máu bằng cách tăng cường cục máu đông. Theo quan niệm của các nhà nghiên cứu, phát minh này sẽ cứu sống nhiều sinh mạng, đặc biệt là những người bị thương nặng trong tình huống chiến sự và khó ngăn chặn xuất huyết bên trong.

Theo báo cáo công bố trên Science Translational Medicine, các nhà khoa học đã thành công sáng chế ra loại polymer tiêm, nâng cao đáng kể tốc độ máu đông của người bệnh, — như tin đưa của The Verge.

Các phương pháp điều trị hiện tại để tăng cường đông máu thường liên quan đến việc sử dụng các tiểu huyết cầu của người khác vốn đắt đỏ, cần phải trữ lạnh và có hạn sử dụng ngắn, có nghĩa rằng chúng không phải lúc nào cũng có sẵn ngoài thực địa. Năm 2009, chúng ta đã thấy các tiểu huyết cầu tổng hợp được làm từ polyme phân hủy sinh học đã giúp giải quyết được vấn đề.

Các nhà nghiên cứu Đại học Washington cũng sử dụng phương pháp tương tự nhưng thay vì hỗ trợ tiểu huyết cầu vốn chịu trách nhiệm hình thành cái chốt chặn ban đầu tại khu vực chấn thương thì polyme tiêm được của họ hỗ trợ một protein có tên tơ huyết (fibrin), giúp tăng cường chốt chặn tiểu huyết cầu.
Thêm vào đó, các nhà nghiên cứu cho hay PolySTAT sẽ không hình thành cục máu đông mà có thể dẫn tới đột quỵ hay tắc mạch vì nó chỉ liên kết với tơ huyết ở chỗ vết thương, bỏ qua tiền chất của tơ huyết lưu thông khắp cơ thể.
Trong một nghiên cứu ban đầu sử dụng chuột, nhóm đã phát hiện ra rằng 100% chuột được tiêm PolySTAT sống sót sau một chấn thương trên động mạch đùi mà thường gây tử vong so với chỉ 20% chuột được xử lí bằng một protein tự nhiên giúp đông máu.

Như vậy, trong tương lai với trợ giúp của PolySTAT sẽ dễ dàng hơn khi cứu sống những người bị chảy máu ngoài ồ ạt cũng như xuất huyết bên trong, hiện tượng cực khó ngăn chặn trong điều kiện chiến đấu. Và ngoài sử dụng trên chiến trường, PolySTAT có thể trở thành hàng phòng vệ đầu tiên cho mọi thứ, từ tai nạn xe cộ ở vùng nông thôn cho tới các sứ mệnh tìm kiếm cứu nạn ở vùng sâu vùng xa. Họ cũng tìm hiểu khả năng của vật liệu trong điều trị bệnh ưa chảy máu và nghiên cứu xem nó có thể kết hợp vào băng y tế hay không.

Trước khi chuyển sang các thử nghiệm trên người trong vòng 5 năm tới, đầu tiên các nhà nghiên cứu sẽ tiếp tục thử nghiệm vật liệu polyme này trên các loài động vật lớn hơn và tiến hành sàng lọc thêm để xem nó có liên kết với bất kỳ chất nào ngoài ý muốn không.


Tìm thông tin Doanh Nghiệp Hoa Chất tại: www.yp.vn/yp/nganh-nghe/HOA-CHAT.aspx

Thứ Tư, 18 tháng 3, 2015

CÁC HÓA CHẤT TẠO MÀU THỦY TINH

Từ thế kỷ 17, người ta đã sớm bắt đầu sản xuất loại chai đựng bằng thủy tinh có màu đen nhờ vào sự kết hợp của sắt có trong cát và lưu huỳnh có trong than dùng để nấu chảy thủy tinh. Cũng trong thời gian đó, các loại màu chuyên dụng khác nhau đã thu được bằng các phương pháp khác nhau.

Trong dạng thuần khiết và ở điều kiện bình thường, thủy tinh là một chất trong suốt, tương đối cứng, khó mài mòn, rất trơ hóa học và không hoạt động xét về phương diện sinh học, có thể tạo thành với bề mặt rất nhẵn và trơn. Tuy nhiên, thủy tinh rất dễ gãy hay vỡ thành các mảnh nhọn và sắc dưới tác dụng của lực hay nhiệt một cách đột ngột. Tính chất này có thể giảm nhẹ hay thay đổi bằng cách thêm một số chất bổ sung vào thành phần khi nấu thủy tinh hay xử lý nhiệt.
Thủy tinh là một chất trong suốt

Vào thế kỷ 19, các nhà sản xuất thủy tinh tiếp tục kiểm tra và thử nghiệm các màu mới. Ngày nay, họ sử dụng đồng (Cu) để sản xuất thủy tinh màu xanh ngọc và sử dụng vàng (Au) để tạo ra thủy tinh có màu hồng ngọc. Trước đó, loại thủy tinh màu xanh do người Ai Cập phát hiện ra cũng từ việc sử dụng hợp chất Cu. Mangan (Mn) được sử dụng chủ yếu để sản xuất thủy tinh màu đỏ tía, trong khi crôm (Cr) được sử dụng để sản xuất thủy tinh có màu xanh đậm. Các loại thủy tinh màu xanh nổi tiếng có được khi sử dụng coban (Co) trong hỗn hợp với kali cacbonat. Tuy nhiên, nguyên tố này sẽ tạo ra màu hồng khi sử dụng trong hỗn hợp boro-silicat, và tạo thành màu xanh khi sử dụng với iođua. Đồ sứ Trung Quốc từ thời nhà Tần đến thời nhà Minh đều được trang trí bằng màu xanh coban.

Bằng việc kết hợp các loại hóa chất, các nhà sản xuất thủy tinh đang nhằm vào mục đích sản xuất ra các đồ vật bắt mắt và đồ trang sức.
Bộ ly thủy tinh màu
Chai lọ nước hoa bằng thủy tinh màu

Một số hóa chất tạo màu cho thủy tinh:
Các kim loại và ôxít kim loại được bổ sung thêm vào thủy tinh trong quá trình sản xuất nó để thay đổi màu sắc của nó. Mangan có thể thêm vào với một lượng nhỏ để loại bỏ màu xanh lá cây tạo ra bởi sắt hay trong một lượng lớn hơn để cho thủy tinh có màu tím amêtít. Giống như mangan, selen có thể sử dụng với một lượng nhỏ để làm bay màu của kính, hay trong một lượng lớn hơn để tạo ra màu hơi đỏ. Một lượng nhỏ côban (0,025 đến 0,1%) sinh ra thủy tinh màu xanh da trời. Ôxít thiếc với antimoan và ôxít asen sinh ra thủy tinh màu trắng đục, lần đầu tiên đã được sử dụng ở Venezia để sản xuất đồ giả sứ. 2 đến 3% của ôxít đồng sinh ra màu xanh lam.

Thủy tinh màu xanh
Đồng kim loại nguyên chất sinh ra thủy tinh mờ có màu đỏ thẫm, nó đôi khi được sử dụng thay thế cho thủy tinh màu hồng ngọc của vàng. Niken, phụ thuộc vào nồng độ, sinh ra thủy tinh có màu xanh da trời hay màu tím hoặc thậm chí là màu đen. Sự bổ sung titan sinh ra thủy tinh có màu nâu vàng. Vàng kim loại trong một lượng rất nhỏ (khoảng 0,001%), sinh ra thủy tinh có màu hồng ngọc thẫm, trong khi một lượng thấp hơn sinh ra màu đỏ nhạt hơn, thông thường gọi là màu "nam việt quất". Nguyên tố urani (0,1 đến 2%) có thể thêm vào để thủy tinh có màu vàng phản quang hay màu xanh lá cây. Thủy tinh urani nói chung là không nguy hiểm về phóng xạ, tuy vậy nếu nó ở dạng bột, chẳng hạn như đánh bóng bằng giấy nhám, và dạng bụi thì nó là tác nhân gây ung thư. Hợp chất của bạc (thông thường là nitrat bạc) có thể sinh ra một khoảng màu từ đỏ da cam đến vàng. Phương thức đốt nóng và làm lạnh thủy tinh có thể có ảnh hưởng đáng kể tới màu sinh ra bởi các chất này. Các chất này tham gia vào cấu trúc thủy tinh như thế nào hiện nay vẫn chưa được nghiên cứu kỹ. Các loại thủy tinh màu khác vẫn thường xuyên được tìm ra.

Hóa chất nhuộm màu thủy tinh
Thủy tinh thông thường không cho ánh sáng có bước sóng nhỏ hơn 400nm, hay tia cực tím (UV) đi qua. Có điều này vì sự bổ sung của các hợp chất như tro sô đa (cacbonat natri). Thủy tinh thuần SiO2 (còn gọi là thủy tinh thạch anh) không hấp thụ tia UV và nó được sử dụng trong các ứng dụng yêu cầu độ trong suốt trong khoảng bước sóng này, mặc dù nó đắt hơn thủy tinh thường. Có thể pha thêm xêri vào thủy tinh để tăng việc hấp thụ tia cực tím (các bức xạ ion hóa nguy hiểm về mặt sinh học).

(Nguồn: hoahocngaynay.com)

Tìm thông tin Doanh Nghiệp Hoa Chất tại: www.yp.vn/yp/nganh-nghe/HOA-CHAT.aspx

Thứ Tư, 11 tháng 3, 2015

HÓA CHẤT GÂY UNG THƯ VÚ CÓ TRONG MỸ PHẨM

Nhiều phụ nữ sử dụng các loại mỹ phẩm, chất khử mùi mỗi ngày. Không ít người sẽ cảm thấy không thoải mái, tự tin khi rời khỏi nhà mà không trang điểm. Tuy nhiên cần hết sức thận trọng vì hầu hết nước hoa, kem chống nắng, mỹ phẩm và các loại kem có chứa một số chất hóa học như phthalates, parabens, nhôm, chì... Đây là một trong những nguyên nhân chính gây ung thư vú ở phụ nữ.
1. Phthalates:
(Hóa chất Phthalates)

- Phthalates thường có trong nước hoa, mỹ phẩm và các mặt hàng chăm sóc cơ thể.


- Các dẫn xuất phthalate được xác định là các xenoestrogen, do đó chúng sẽ là những chất làm rối loạn nội tiết (endocrine disruptors), cụ thể là làm rối loạn hệ thống hormon giới tính và gây ra dậy thì trước tuổi ở cả bé gái lẫn trai. Ở bé gái, khi cơ thể chưa dậy nhưng bị tác động của một lượng lớn dẫn xuất phthalate, các xenoestrogen thật sự, lượng estrogen ngoại lai này cũng sẽ kích hoạt vùng dưới đồi và tuyến yên tiết ra các hormon hướng dục (gonadotropins) “đánh thức” buồng trứng làm việc và gây ra dậy thì sớm. Biểu hiện của dậy thì sớm ở bé gái thể hiện qua: phát triển vú, sau đó mọc lông nách, lông trên xương mu và xuất hiện kinh nguyệt. Ở trẻ trai, cũng có dậy thì sớm nhưng dấu hiệu thường kín đáo hơn. Ở phụ nữ, nhiều nghiên cứu khoa học nghiêm túc cho thấy các phthalates làm tăng nguy cơ lạc nội mạc tử cung (endometriosis) cũng như ung thư vú.

2. Triclosan:

- Triclosan có trong xà phòng kháng khuẩn, chất khử mùi và kem đánh răng
(Hóa chất Triclosan có trong xà phòng, kem đánh răng)

- Hóa chất này có vai trò là chất bảo quản và chất diệt khuẩn, nhưng sử dụng với hàm lượng cao trong thời gian dài hóa chất Triclosan có thể phá hoại sự lưu thông máu bình thường trong tử cung khiến cho não của thai nhi thiếu oxi. Một số nghiên cứu gần đây về triclosan trên động vật khiến giới khoa học lo lắng rằng, hóa chất này có thể tăng nguy cơ vô sinh, dậy thì sớm và các vấn đề liên quan đến hoóc môn khác ở người.
Hóa chất này còn ảnh hưởng đến hệ thống nội tiết, phá vỡ sự phát triển bình thường của vú. Triclosan sản xuất dioxin và chloroform - các chất gây ung thư hoặc góp phần gây ung thư
Các bằng chứng khoa học hiện có cho thấy 0,3% là nồng độ tương đối an toàn khi sử dụng trong các sản phẩm mỹ phẩm.

(Hóa chất Triclosan với hàm lượng cao)
(Hóa chất Triclosan với hàm lượng cho phép)


3. Parabens:
(Hóa chất Parabens)

- Parabens có trong các hộp kem dưỡng da hay kem chống nắng, son môi, sữa tắm, dầu gội, nước thơm ...
(Sản phẩm có chứa Parabens)

- Chất paraben là một trong những sản phẩm của công nghệ khai thác hóa dầu. Hóa chất này có tính chất kháng khuẩn và kháng nấm nên người ta dùng nó như một chất bảo quản để ngăn ngừa sự nhiễm khuẩn (do nấm hoặc vi khuẩn) trong mỹ phẩm, dược phẩm và thực phẩm (mã là E214, E219 trong ngành thực phẩm). Từ năm 2004, một nghiên cứu của Anh đã tìm thấy paraben trong mẫu sinh thiết các khối u vú và nhiều nghiên cứu cho thấy, các chất bảo quản paraben có thể bắt chước hoạt động của hormone estrogen trong các tế bào của cơ thể. Các hoạt động của hormone ấy có liên quan nhất định đến ung thư vú. Một số nhà khoa học đã đưa ra kết luận paraben có thể thẩm thấu qua da, kích thích sự phát triển của các khối u và có khả năng gây ra ung thư vú

4. Nhôm:
- Nhôm có trong các loại muối và sản phẩm khử mùi.
Nhôm chlorhydrate có thể gây ra bệnh Alzheimer và rối loạn não cũng như ung thư vú. Chất khử mùi thường được dùng dưới nách, vì rất gần với ngực nên nhôm có thể có tác dụng dưới da, làm tăng estrogen nên có thể dẫn đến ung thư vú.



5. Chì:
- Mặc dù chì rất hiếm thấy trong các loại mỹ phẩm. Tuy nhiên, độc chất này lại khá phổ biến trong son môi.
- Chì có thể gây hại nghiêm trọng cho não bộ và hệ thần kinh, đặc biệt khi đã hấp thụ chì vào cơ thể sẽ rất khó có thể loại thải chúng ra ngoài.
- Chất độc từ chì trong son thẩm thấu qua da, gây ngộ độc, dị ứng. Bên cạnh đó, trong quá trình ăn uống, một ít son môi sẽ theo thức ăn vào bên trong cơ thể gây ung thư. Chất chì trong son môi phản ứng với các enzyme có trong dạ dày, có nguy cơ gây nhiễu loạn, phá vỡ hoạt động hệ tiêu hoá. Nặng hơn nữa, độc tố từ son môi có thể gây rối loạn sinh sản ở phụ nữ.
(Độc tố chì có trong son môi)

Tìm thông tin Doanh nghiệp sản xuất & kinh doanh hóa chất tại: www.yp.vn/yp/nganh-nghe/HOA-CHAT.aspx trên Trang Vàng Việt Nam

Thứ Tư, 4 tháng 3, 2015

Những hóa chất độc hại quanh ta

Có thể bạn chưa biết nhưng những vật dụng thường dùng hàng ngày cũng có thể ẩn chứa những hóa chất độc hại gây nguy hiểm cho sức khỏe của bạn và gia đình.

Thống kê y học cho thấy mỗi ngày chúng ta tiếp xúc với một một nghìn loại hóa chất độc hại khác nhau. Chị em phụ nữ mỗi ngày bôi lên mặt trung bình 175 loại hóa chất, bình quân mỗi ngày hấp thu tới 200mg, chất kích thích từ thịt là 150mg. Những hóa chất độc hại luôn hiện hữu trong những vật dụng hết sức thân thuộc hàng ngày và tấn công sức khỏe của chúng ta bất cứ lúc nào.


1. Fluoride trong kem đánh răng:

Kem đánh răng trên thị trường ít nhiều đều có chứa florua, tác dụng của nó là ngăn chặn sâu răng. Nhưng florua bản thân nó cũng là tiềm năng "độc", ngay cả khi chỉ có một số lượng rất nhỏ cũng ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, thậm chí gây ngộ độc và độc tính có thể dần dần tích lũy. Viện nghiên cứu ung thư quốc gia Mỹ đã phát hiện thấy các phản ứng flo có liên quan đến những ca tử vong ung thư xảy ra mỗi năm trên đất nước này.
Về vấn đề này, tiến sĩ Peng của bệnh viện Nha khoa Bắc Kinh nhắc nhở, hãy chắc chắn để điều chỉnh việc sử dụng kem đánh răng fluoride, không quá 3,4 mg mỗi ngày cho người lớn, không quá 1,9 mg đến 2,1 mg đối với trẻ từ 7-15 tuổi. Trẻ dưới 3 năm dễ nuốt kem đánh răng khi đánh răng thì được khuyến cáo là tạm thời không sử dụng kem đánh răng fluoride.

2. Chất p-phenylenediamine trong thuốc nhuộm tóc:

Thuốc nhuộm sau khi được bôi lên tóc, hóa chất trong thuốc nhuộm sẽ từ từ thấm vào da đầu sau đó xâm nhập vào cơ thể. Đặc biệt, trong thuốc nhuộm tóc có sử dụng một hóa chất có tên là p-phenylenediamine, chất này giúp màu sắc, màu tóc tươi sáng nhưng nó cũng có thể gây dị ứng da và thậm chí cả ung thư. Giám đốc bệnh viện Cảnh sát vũ trang Bắc Kinh, Vụ Huyết học nhắc nhở, nếu tóc được làm nóng đồng thời với lúc nhuộm tóc thì các mối nguy hiểm sức khỏe càng lớn hơn bởi vì p-phenylenediamine sẽ xâm nhập vào các mao mạch qua da dầu dễ hơn, với việc lưu thông máu, nó có thể gây ra các bệnh về máu, bệnh bạch cầu...
Ngoài ra, p-phenylenediamine cũng dễ gây ung thư da, ung thư bàng quang. Tốt nhất, khi nhuộm tóc nên hạn chế tiếp xúc thuốc với phần da đầu. Nếu màu tóc bị bạc theo đám thì không nên nhuộm đen toàn bộ đầu mà chỉ nhuộm phần tóc trắng để giảm mức độ kích thích da đầu và tổn thương.


3. Cồn trong nước súc miệng:

Nước súc miệng giúp làm sạch răng và miệng, mang lại hơi thở thơm tho. Nhưng một trong những thành phần thiết yếu của nước súc miệng là cồn, chứa từ 20% - 27% trong khi lượng cồn chứa trong bia là 6% và trong rượu là 12,5%, vì vậy sử dụng nước súc miệng thường xuyên có thể gây ra các bệnh ung thư miệng, lưỡi và cổ họng. Các chuyên gia nha sĩ trên thế giới khuyến nên đánh răng 2 lần mỗi ngày và dùng chỉ nha khoa (hoặc máy tăm nước waterpik) là biện pháp vệ sinh răng miệng hiệu quả nhất


4. Hóa chất độc hại và hương liệu trong sản phẩm chăm sóc em bé:

Khi chọn mua sản phẩm dầu tắm gội cho trẻ, các bậc phụ huynh nên lưu ý nhìn nhãn chai mỹ phẩm và thành phần (ingredients) in trên đó để tránh những hóa chất độc hại như Phenoxyethanol, Mineral oil… Nhiều tổ chức như FDA, Mind Body Green, David Suzuki Foundation, Green Organic World… đã công bố những thành phần trong mỹ phẩm có thể gây tác động xấu đến con người.
Hiện tại, hầu hết các sản phẩm hóa mỹ phẩm trên thị trường đều có chứa một số thành phần như: chất dịch treo để làm chúng trông có vẻ nhớt đồng nhất, chất bảo quản chống lại vi sinh vật, chất tẩy rửa, chất tạo bọt, hương liệu. Trong các sản phẩm tự nhiên, các thành phần này đa phần được chiết xuất từ thực vật, tuy nhiên với các sản phẩm dầu tắm, dầu gội phổ biến thì hầu hết đều là các chất hóa học.
Sodium Laureth Sulfate (SLES), Sodium Lauryl Sulfate (SLS), Amonium Lauryl Sulfate (ALS) là loại chất tẩy rửa và hoạt chất bề mặt, tạo bọt được sử dụng rộng rãi trong ngành công nghiệp hóa mỹ phẩm vì giá thành rẻ. Chúng gây khô và bào mòn da, mỏng tóc, gây kích ứng với da nhạy cảm. Ngoài ra, nó có thể gây đục thủy tinh thể và các vấn đề khác về mắt.
Triclosan là hoạt chất kháng khuẩn có công thức tương tự với chất độc màu da cam. EPA xếp hóa chất này vào loại thuốc diệt côn trùng, gây nguy cơ cao đối với sức khỏe con người và môi trường. Là một chất trong nhóm chlorophenol, triclosan bị nghi ngờ là hóa chất gây ung thư ở người. Đại học Y dược Tufts của Mỹ còn cho rằng triclosan chính là nguyên nhân dẫn đến sự xuất hiện của những loại "siêu côn trùng" kháng thuốc nguy hiểm.
Hương thơm trong các sản phẩm mỹ phẩm là những hóa chất tạo mùi nhằm che lập đi những mùi vị không lành mạnh khác. Hương liệu tổng hợp có thể gây kích ứng da, nổi mẩn đỏ, da trở nên khô, sần sùi và lão hóa nhanh hơn. Ngoài ra, nếu dùng sản phẩm chứa hương liệu liên tục trong thời gian dài có thể gây ảnh hưởng đến hệ thần kinh trung ương hay chứng rối loạn nội tiết.


5. Hóa chất gây ung thư trong sơn móng tay:

Các nhà khoa học Mỹ chứng minh trong một nghiên cứu gần đây những hóa chất độc thường thấy trong các loại sơn móng tay đó là: benzen, toluen, aceton... Benzen dễ gây ung thư, toluen có thể gây nghiện nếu hít nhiều, aceton nếu tiếp xúc trực tiếp với da sẽ dễ gây dị ứng và nhiễm trùng.


6. Chất talc trong mỹ phẩm trang điểm:

Hầu hết các mỹ phẩm dạng bột như màu mắt, má hồng, phấn nền... của chị em đều có chứa talc. Đây là một chất bôi trơn rất tốt, có thuộc tính hóa học tương tự với amiăng, vốn được biết đến như một chất gây ung thư (cụ thể là ung thư buồng trứng và đường hô hấp).
Một báo cáo được công bố trên "Tạp chí Dịch tễ học" đã cho thấy rằng, những phụ nữ sử dụng bột talc thì nguy cơ ung thư buồng trứng sẽ gia tăng 60% so với những chị em khác. Ngoài ung thư, hóa chất này cũng có thể dẫn đến áp lực đường thở cấp tính khi hít phải.

7. Toluene trong nước hoa

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng một khi hít phải toluene nồng độ cao thì dù thời gian ngắn cũng có thể làm xuất hiện các triệu chứng khó chịu trong kết mạc và cổ họng tắc nghẽn, chóng mặt, nhức đầu, buồn nôn, nôn, chóng mặt, suy nhược...
Nếu tiếp xúc lâu dài, nó có thể dẫn đến ngộ độc mãn tính xảy ra hội chứng thần kinh suy nhược, gan to, hoặc gây các bất thường kinh nguyệt cho phụ nữ, da khô, viêm da. Nếu bạn là một người đam mê nước hoa, rất khó từ bỏ việc sử dụng chúng thì bạn có thể xem xét việc sử dụng các loại tinh dầu để thay thế.


8. Dioxane (dioxan) có trong chất tẩy rửa

Năm 2011, Tổ chức Môi trường Thế giới phát hiện, trong chất tẩy rửa có chứa chất gây ung thư là dioxane. Theo cơ quan này, trong khi chất tẩy rửa loại bỏ chất bẩn thì chúng cũng lưu lại các chất có độc dẫn tới ung thư là dioxane.
Lựa chọn các chất tẩy rửa thân thiện với môi trường, học cách đọc nhãn ghi thành phần của chất tẩy rửa. Nếu sản phẩm có các thành phần như polyethylene, polyethylene glycol, polyetylen oxit thì đều có khả năng chứa dioxane và bạn nên tránh chúng.

9. Bispheol-A (BPA) trong đồ nhựa

Bispheol-A BPA trong đồ nhựa có thể gây ra rất nhiều tác động đối với sức khỏe, từ ảnh hưởng đến sự phát triển của não đến làm gián đoạn các chức năng nội tiết.
CPCHE - Tổ chức Sức khỏe và Môi trường Trẻ em Canada khuyến cáo rằng chúng ta không nên sử dụng hộp nhựa hoặc bọc thức ăn bằng nhựa trong lò vi sóng vì các hóa chất độc hại có thể ngấm từ nhựa vào thực phẩm và đồ uống. CPCHE cũng khuyến khích các bậc cha mẹ tránh mua những đồ chơi cho bé ngậm lúc mọc răng, đồ chơi trong bồn tắm, yếm, rèm tắm và các sản phẩm khác có chứa PVC, một loại nhựa mềm thường được gọi là nhựa vinyl. Những sản phẩm này có thể chứa các hóa chất độc hại có tên phthalates vốn bị cấm sử dụng trong sản xuất đồ chơi trẻ em kể từ tháng 6/2011.

10. Styrene có trong hộp xốp

Theo báo cáo nghiên cứu của Chương trình độc chất học quốc gia của Mỹ, styrene là một chất gây ung thư, có thể phá hủy DNA trong cơ thể người. Styrene được dùng nhiều để sản xuất các loại hộp xốp, nhất là các loại hộp đựng thức ăn, bát, đũa, cốc dùng 1 lần.
Hãy tránh xa hoặc hạn chế sử dụng các các sản phẩm này bằng cách tránh làm nóng thức ăn trong những vật liệu nhựa chứa chất polystyrene, đặc biệt là thực phẩm chiên nóng. Nếu đựng các loại thực phẩm này, ở nhiệt độ cao chất styrene trong hộp, cốc... có thể được giải phóng và gây độc.


(Sưu tầm từ hoahocngaynay.com)
Tìm kiếm thông tin Doanh nghiệp sản xuất & kinh doanh hóa chất tại: Trang Vàng Việt Nam

Thứ Hai, 2 tháng 3, 2015

HÓA CHẤT BẢO QUẢN CHỨA ĐỘC HẠI

Các chất bảo quản hiện được bày bán tràn lan trên thị trường Việt Nam, bất kỳ ai cũng có thể mua được để sử dụng hay dùng cho sản xuất. Điểm qua một số hóa chất thường được dùng trong bảo quản thực phẩm: hàn the, muối diêm, formaldehyt, clorin là các chất kháng khuẩn để bảo quản thịt cá tươi lâu, giữ màu, tạo màu sắc hấp dẫn, thưc phẩm không bị thối rữa … Một số hóa chất bảo quản nếu dùng quá liều, không đúng cách sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe người dùng.

Hàn the (Borac):Hàn the hòa tan trong nước thành chất không mùi vị, trong suốt, có tính sát khuẩn nhẹ. Hàn the làm chậm lại quá trình phân hủy thực phẩm, khiến thịt cá giữ được vẻ tươi lâu hơn và làm cho thực phẩm như bún, bánh phở, bánh đúc, bánh cuốn, bánh đa, thạch, xu xê, giò, chả và nhiều thức ăn khác trở nên giòn, dai. Tuy hàn the sẽ được đào thải qua nước tiểu 81%, qua phân 1%, qua mồ hôi 3%, nhưng 15% còn lại được tích lũy trong các mô mỡ, mô thần kinh, dần dần tác hại trên nguyên sinh chất và đồng hóa các albuminoit, gây tổn thương và thoái hóa cơ quan sinh dục, tổn thương hệ thần kinh trung ương, gan, tim, thận, ruột, đặc biệt là gây bệnh mãn tính

Muối diêm: Các loại thực phẩm chế biến sẵn như lạp xưởng, nem chua, xúc xích, thịt hun khói,… là những thực phẩm thường chứa hàm lượng muối diêm rất lớn giúp tạo màu sắc hấp dẫn, bảo quản thời gian lâu. Muối diêm là hỗn hợp các muối nitrat, nitrit potassium KNO3, KNO2, bản thân nitrat không gây hại nhưng khi vào cơ thể lại dễ biến thành nitrit, mà nitrit kết hợp với các amin tạo ra nitrosamin là chất hóa học có khả năng gây ung thư bởi nó có thể gây ra đột biến DNA và sự thoái biến tế bào.

Formaldehyt(foc-môn): hóa chất này giúp thời gian lưu giữ thực phẩm vô cùng lâu. Nhưng Formaldehyt là một hóa chất cực độc, tổ chức Y tế Thế giới đã liệt kê formaldehyde vào loại hóa chất độc hại đối với sức khỏe con người. Cơ thể con người nếu tiếp xúc với formaldehyde trong thời gian dài thì dù hàm lượng cao hay thấp cũng gây ra nhiều tác hại nghiêm trọng cho da và hệ thống hô hấp, các bệnh về bạch cầu, gây ung thư nhiều cơ quan trong cơ thể, đặc biệt là ung thư đường hô hấp như mũi, họng, phổi,... Đây cũng là một chất hóa học gây ra tình trạng quái thai rất mạnh.

Clorin:Một loại hóa chất nữa thường được sử dụng trong bảo quản thịt đó là clorin. Đây là loại hóa chấtcó tác dụng oxy hóa và kháng khuẩn rất mạnh, chất này có khả năng gây kích thích mạnh hệ hô hấp. Ở một nồng độ cao hơn 60ppm thì nó có thể gây ra phá huỷ phổi. Nếu chúng ta hít thở với nồng độ trên 1000ppm hoặc ăn vào với một hàm lượng tương đương thì có thể gây tử vong tại chỗ.

Việc sử dụng phụ gia trong bảo quản thực phẩm, nhất là phụ gia tổng hợp, sẽ dẫn đến nguy cơ hình thành khối u, ung thư đột biến gien, quái thai... Không có bằng chứng khoa học nào cho thấy có chất phụ gia an toàn tuyệt đối.

Tại châu Âu, tất cả các phụ gia thực phẩm đều có ký hiệu bằng "số E". Do không phải phụ gia thực phẩm nào có mã số E cũng được các quốc gia cho phép sử dụng. Vì thế các chất bảo quản được chia ra thành 3 nhóm như sau:
- Nhóm bị cấm:
Có độ độc hại cao, ví dụ: E103 (Chrysoin resorcinol hay p-(2,4-đihiđrôxy phênylazo) benzen sulfonat natri) bị cấm tại nhiều quốc gia– nó là phẩm màu và chất bảo quản dùng cho sơn màu, nhưng không dùng cho thực phẩm.
- Nhóm được cho phép:
Ví dụ: E104 (Vàng quinolin)– phẩm thông dụng màu vàng cho đồ uống.
- Nhóm thực phẩm:
Có độ độc hại thấp đối với sức khỏe

Tìm kiếm thông tin Doanh nghiệp sản xuất & kinh doanh hóa chất tại: Trang Vàng Việt Nam