Hiện nay cộng đồng người dân tộc miền Bắc ở Việt Nam vẫn còn dùng cây chàm để
nhuộm vải. Cây chàm có 2 loại, loại lá to và loại lá nhỏ. Người dân tộc Thái gọi cây chàm lá to là "cây xỏm" (hay "hóm"), cây chàm lá nhỏ gọi là "biêng", còn dân tộc Dao thì gọi chung là cây Chàm.
Cách trồng cây chàm lá to khác với chàm lá nhỏ:
- Chàm lá to trồng bằng cành có rễ hoặc từ gốc cây chàm cũ. Người ta
chặt cành có rễ hoặc gốc cây rồi giâm xuống đất ẩm cho cây phát triển
thành bụi lớn, khi lá gốc ngả vàng thì bà con chặt cây về chế biến thuốc
nhuộm vải.
Nhuộm vải bằng cây chàm trồng theo cách này vải sẽ có màu
chàm đen thẫm.
- Chàm lá nhỏ trồng bằng hạt. Thường sau Tết bà con dân tộc đi phát rẫy, chọn nơi đất ẩm, nhiều ánh sáng để gieo hạt chàm. Chàm trồng bằng hạt sau khoảng 2-3 tháng, khi lá gốc chàm ngả vàng thì thu hoạch được.
Nhuộm vải bằng cây chàm trồng bằng hạt vải sẽ có màu đen ánh tím
Hình ảnh: Cây chàm lá nhỏ
Ngoài cây chàm dùng
nhuộm vải có màu chàm, thì vừa qua, thạc sỹ Lưu Đàm Ngọc Anh vừa được Hiệp hội vải sợi Mỹ trao giải thưởng cho công trình nghiên cứu khoa học
"Sự hồi sinh tri thức nhuộm màu chàm của cộng đồng các dân tộc thiểu số Việt Nam", vì có phát hiện mới về loài thực vật cho màu chàm có tên khoa học Wrightia laevis Hook.f. (Co mụ, tiếng Thái) thuộc họ Apocynaceae, còn gọi là lồng mức nhuộm.
Hình ảnh: Cây lồng mức nhuộm thuộc họ Apocynaceae
Ngoài màu chàm, còn có những cây rừng để nhuộm các màu vàng đỏ, xanh, tím để dệt vải hoa văn thổ cẩm, chẳng hạn như: dùng cây “Phặng”, nghệ hay cánh kiến để nhuộm màu vàng, cây mắc sét để nhuộm màu đỏ…